Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân nhữngngười, những gia đình có công với cách mạng, hàng năm tỉnh Nghệ An đều có nhữngchương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh, hỗ trợ, giúp đỡ, chămsóc những người có công với cách mạng, hướng tới mục tiêu đưa mức sống gia đìnhngười có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư nơi đối tượng cư trú.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân những người, những gia đình có công với cách mạng, hàng năm tỉnh Nghệ An đều có những chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh, hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc những người có công với cách mạng, hướng tới mục tiêu đưa mức sống gia đình người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư nơi đối tượng cư trú.
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An đang phụng dưỡng, chăm sóc thường xuyên cho 68 thương binh nặng của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
Năm 2018, ngoài các hoạt động tri ân những người, những gia đình có công với đất nước, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ, ngay từ tháng 4, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành bằng văn bản kế hoạch triển khai các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” này. Theo đó, hành loạt hoạt động được triển khai từ cấp tỉnh đến các địa phương, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và thân nhân của họ; tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các ngành, các cấp ủy chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội có những việc làm cụ thể để động viên, chăm sóc đối với tất cả người có công và gia đình họ.
Từ tháng 5, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Đoàn đại biểu Người có công đi tham quan, báo công với Bác Hồ, gặp gỡ lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Hà Nội, tham quan các danh thắng ở tỉnh Hòa Bình
Bác Trần Quốc Tế (sinh 1951), thương binh 1/4A đặc biệt liệt nửa người,quê ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đang được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An
Đầu tháng 7 đến nay, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức các đoàn do lãnh đạo tỉnh chủ trì, dâng hương, dâng hoa viếng các anh hùng liệt sỹ tại Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 (tỉnh Quảng Trị), Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào (huyện Anh Sơn), Nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Lộc, Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh và Khu di tích lịch sử Truông Bồn (huyện Đô Lương); thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình người có công tiêu biểu ở các huyện, thành phố, thị xã và các Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng và thân nhân người có công.
Để tăng cường, khuyến khích các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, cũng với việc vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp quỹ, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Mẹ liệt sỹ, chăm sóc thương binh nặng, UBND tỉnh Nghệ An sẽ biểu dương các điển hình tiêu biểu trong hoạt động này. Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An cũng biểu dương những tấm gương Người có công mẫu mực, làm kinh tế giỏi
Trung tâm Điều dưỡng Người có công với Cách mạng tỉnh Nghệ An (tại thị xã Cửa Lò) mỗi năm phục vụ khoảng 7000 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng về nghỉ dưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Lương- Phó trưởng phòng Người có công (Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An), từ đầu năm đến nay, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh Nghệ An đã huy động được 11 tỷ đồng, có 100 nhà tình nghĩa được xây mới và 110 nhà tình nghĩa được tu sửa chữa với tổng số tiền 18,1 tỷ đồng, 1000 sổ tiết kiệm được tặng cho các đối tượng chính sách với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2018, có thêm 18 Mẹ Việt Nam anh hùng được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng, nâng tổng số Mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Nghệ An lên 2.743 Mẹ. Hiện có 119 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, tất cả các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Nghệ An đều được các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng, chăm sóc đến cuối đời.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nghệ An đã tặng qùa cho 173.454 người có công và thân nhân người có công với cách mạng với tổng số tiền 33 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 75.084 đối tượng được chi trả tiền trợ cấp hàng tháng lên tới 122,68 tỷ đồng; trợ cấp cho thân nhân lão thành Cách mạng, tiền khởi nghĩa 1 trường hợp với số tiền 50 triệu đồng; trợ cấp 1 lần 65 chuyên gia với số tiền hơn 1,171 tỷ đồng; trợ cấp 1 lần huy chương kháng chiến cho 209 trường hợp với số tiền 189,9 triệu đồng; trợ cấp 1 lần mai táng phí cho 874 cựu chiến binh với số tổng tiền hơn 11,131 tỷ đồng…
Mẹ Nguyễn Thị Năm (sinh năm 1943), vợ liệt sỹ Nguyễn Hồng Thuận, hy sinh ngày 14/4/1972 tại “mặt trận phía Nam” được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Nhà nuôi dưỡng thân nhân liệt sỹ tỉnh Nghệ An
Trung tâm Điều dưỡng Người có công với cách mạng ở thị xã du lịch biển Cửa Lò với 70 phòng (220 giường) mỗi năm phục vụ từ 35 đến 37 đoàn là đối tượng chính sách (thương binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công) từ các huyện về an dưỡng với số lượng bình quân ước tính khoảng 6.500 đến 7000 người. Mỗi đoàn thường có khoảng 200 thương, bệnh binh, người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng với thời gian nghỉ ngơi an dưỡng 1 tuần bằng tiền đài thọ từ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, Trung tâm cũng tạo điều kiện chăm sóc nghỉ an dưỡng cho các đoàn ngoại tỉnh theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh gửi về.
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An (ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) thường xuyên phụng dưỡng, chăm sóc 68 thương, bệnh binh nặng của Nghệ An và Hà Tĩnh với tinh thần, trách nhiệm cao. Ông Nguyễn Thiếu Lâm - Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Với tấm lòng biết ơn và kính trọng đối với thương binh, bệnh binh, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong từng công việc. “chăm sóc thương binh, bệnh binh như người thân ruột thịt của mình”.
Cũng tại xã Nghi Phong, Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An đang phụng dưỡng, chăm sóc thường xuyên cho 100 đối tượng là thương binh do bị chấn thương sọ não dẫn đến bị bệnh tâm thần kinh và một số đối tượng chính sách người có công khác. “Chăm sóc thương binh tâm thần kinh và các đối tượng chính sách bị tâm thần kinh đòi hỏi mỗi cán bộ nhân viên Khu điều dưỡng phải kiên trì, nhẫn nại, biết cảm thông, chia sẻ với từng đối tượng, đặc biệt là khi đau ốm, trái gió, trở trời, bệnh tình tái phát. Nhiều trường hợp, con cháu các cụ, các bác cũng không thể chiều nổi nên đã trông nhờ vào nơi đây”- ông Phạm Thành Trụ - Giám đốc Khu điều dưỡng “đặc biệt” này cho biết.
Bà Hồ Thị Vân Hồng trước bàn thờ liệt sỹ của bố tại Nhà nuôi dưỡng thân nhân liệt sỹ tỉnh Nghệ An ở thị trấn Diễn Châu
Bên cạnh 3 cơ sở chăm sóc, phụng dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng nêu trên, tỉnh Nghệ An còn có thêm 1 cơ sở nuôi dưỡng thân nhân liệt sỹ tại thị trấn Diễn Châu với 62 phòng, được đầu tư xây dựng hơn 30 năm nay trên diện tích 12,5 ngàn m2. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 13 cụ là vợ, con liệt sỹ được chăm sóc nội trú tại đây, số còn lại đã được con cháu, người thân đón về phụng dưỡng.
Ông Nguyễn Đăng Dương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc, nhiều nằm qua, ngành Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An đã rất nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên từng vị trí công việc. Thể hiện rõ trong việc áp dụng, vận dụng các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các đối tượng người có công với cách mạng. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của cán bộ, công chức, chuyên viên, nhân viên của ngành. Đồng thời kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” bằng việc xây tặng nhà tình nghĩa, nhận chăm sóc phụng dưỡng các đối tượng chính sách, người có công, tặng quà cho thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng nhân các ngày lễ, tết trong năm”.
Trần Cường - Trần Công