image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
NỖ LỰC CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG TRONG VIỆC ĐƯA LAO ĐỘNG NGHỆ AN SANG LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC THEO CHƯƠNG TRÌNH EPS
Nghệ An là địa phương có lượng dân cư lớn (đứng thứ tư trong cả nước), trong những năm qua công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được xác định là mũi nhọn trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Nghệ An. 

Công tác này đã nhận được sự quan tâm và phối hợp có hiệu quả giữa ngành LĐ-TB&XH với chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đáng chú ý là số lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu tăng hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, kết quả đưa lao động Nghệ An đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2022 vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu của người lao động trên địa bàn.

 

Anh-tin-bai

 

          Hiện nay, Nghệ An đang có 2 huyện, 1 thị xã bị tạm dừng đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS (huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò). Tỷ lệ này là một nỗ lực lớn của ngành Lao động Nghệ An so với thời điểm năm 2018-2019 danh sách này vẫn đang là 11/21 huyện, thành, thị.

          Theo ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Lao động - Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết: “Hiện ngành LĐ-TB&XH cùng các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động các gia đình có con em lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc về nước. Tuy nhiên nỗ lực của phía Việt Nam cũng như chính quyền các địa phương và ngành LĐ-TB&XH là chưa đủ. Để giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp sau khi hết thời hạn hợp đồng, chính quyền sở tại ở Hàn Quốc cần tăng cường quản lý lao động nước ngoài cũng như các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người nước ngoài, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm doanh nghiệp tiếp nhận, sử dụng lao động nước ngoài trái pháp luật”. Phấn đấu đạt mục tiêu  hết năm 2023, Nghệ An không còn địa phương nào nằm trong danh sách bị Chính phủ Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS.

 

Anh-tin-bai

 

          Bên cạnh đó, ông Trần Phi Hùng cho rằng giải quyết việc làm tại chỗ là mấu chốt để thu hút lao động về nước đúng thời hạn. Bởi vậy, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện để tiếp nhận người lao động đã làm việc tại Hàn Quốc về nước vào làm việc.

                                                                Trần Phi Hùng - TP Lao động - Việc làm  - ATLĐ