image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chủ động, trách nhiệm trong triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời”

Phát huy truyền thống ông cha, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  "Học là cốt để lao động cho tốt, sản xuất cho tốt"; sau 18 năm triển khai thực hiện các Đề án “Xây dựng xã hội học tập” do Chính phủ ban hành, đặc biệt là 10 năm thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, phong trào xã hội học tập, phong trào “Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục ở Nghệ An giai đoạn 2013-2020” đạt nhiều kết quả tích cực.

Anh-tin-bai

 

 Diễn đàn nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về thực trạng, cơ hội, thách thức đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên. Ảnh: VGP

 

Đơn cử như: Số người trong độ tuổi 15- 35 biết chữ đạt tỷ lệ 99,7%; 100% huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu đọc, học tập của các tầng lớp nhân dân được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả; toàn tỉnh vượt kế hoạch đề ra về số lượng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.

Phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng nghề trong lực lượng lao động được quan tâm; 76% lao động nông thôn tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng; tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng tăng; lao động qua đào tạo của tỉnh cuối năm 2022 đạt 67,7%, năm 2023 đạt 69%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 27,4%, năm 2023 đạt 28,6%.

 

Anh-tin-bai

 Các đại biểu trao đổi bên lề Diễn đàn về đào tạo nghề cho thanh niên. Ảnh: VGP

 

Tích cực đẩy mạnh phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023- 2030”

Phong trào xã hội học tập đã gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động: Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xóa đói giảm nghèo… được đông đảo nhân nhân đồng tình hưởng ứng; được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; sự chung tay vào cuộc của các cp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu. Để hưởng ứng ngành Lao động- TB và XH Nghệ An tập trung các giải pháp:

Thứ nhất, triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030” và các Chương trình của Thủ tướng Chính phủ về: Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị; xây dựng mô hình công dân học tập; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp; các Quyết định của Bộ Lao động – TB và XH và các Bộ, ngành liên quan; các Quyết định, Kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An.

Triển khai thực hiện phong trào thi đua một cách chủ động, trách nhiệm, tích cực, bằng những phong trào cụ thể, gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác; phù hợp lĩnh vực đời sống xã hội, vùng miền, đối tượng với đầy đủ các nội dung, thiết thực và đạt hiệu quả trong thời gian tới. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh đã đề ra; xây dựng tỉnh học tập, huyện học tập, xã học tập, đơn vị học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, công dân học tập theo nội dung, tiêu chí Đề án và các Chương trình của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về công tác xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số và công nghệ thông tin trong tất cả các đối tượng thuộc phạm vi địa phương, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, dòng họ. Nhất là các đối tượng là người học có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu sống, người khuyết tật, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, các tầng lớp nhân dân, …

Thứ ba, đối với người lao động, tạo điều kiện, hỗ trợ cho công nhân, người lao động được tham gia học tập, bồi dưỡng, hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời, nâng cao trình độ mọi mặt; phát triển khởi nghiệp, sáng tạo; rèn luyện kỹ năng tay nghề, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, thích ứng với dây chuyền, công nghệ, môi trường và điều kiện làm việc ngày càng cao; đáp ứng nhu cầu nâng cao tầm kỹ năng nghề của người lao động, tiến tới phổ cập nghề cho người lao động, góp phần đẩy mạnh, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế, tăng năng suất lao động.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật, luật lao động, luật an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội, kỹ năng sống,… cho người lao động để người lao động có ý thức tốt hơn trong chấp hành pháp luật về lao động, quy chế của đơn vị, doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng đình công không đúng trình tự, thủ tục pháp luật,…đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị; tăng cơ hội có việc làm và thu nhập tốt hơn cho bản thân người lao động.

Thứ tư, thực hiện tốt giải pháp huy động các nguồn lực (ngân sách nhà nước, xã hội hóa), sự đóng góp của tổ chức, cá nhân về công sức, trí tuệ, vật chất… để xây dựng xã hội học tập ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Xây dựng và phát triển các mô hình, phong trào thi đua lao động sáng tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia hỗ trợ người lao động phát triển tay nghề, rèn luyện và phát triển kỹ năng lao động… Tăng cường hợp tác lao động với các địa phương, với quốc tế, tạo động lực, cơ hội cho các cấp, các ngành, các đơn vị, người lao động được tham gia, học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề và kỹ năng làm việc.

Bước vào giai đoạn mới, bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, khó khăn nhiều, rất cần triển khai thực hiện tốt phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023- 2030” để các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt, bản thân người dân, người lao động ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của bản thân; phải xem “Học tập suốt đời- cơ hội việc làm bền vững” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh "Giáo dục lao động phải kết hợp với giáo dục kỷ luật và giáo dục chủ nghĩa tập thể. Phải làm cho học sinh tự nguyện, tự giác đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng”./.                                                                                                                                                BBT.