Một số giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, cung ứng cho thị trường lao động
Cơ sở đào tạo nghề uy
tín
Trường Cao
đẳng Việt – Đức Nghệ An là một cơ sở GDNN công lập, đã có bề dày
hơn 50 đào tạo nghề. Nhà trường đã được kiểm định đánh giá đạt tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN với số điểm 95/100. Hiện tại,
nhà trường đang đào tạo các cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ
cấp, đào tạo thường xuyên, bổ túc tay nghề cho người lao động có nhu
cầu, với các nghề: Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Điện tử công
nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh, Điều hòa không khí, Hàn, Kỹ thuật xây
dựng, Vận hành máy thi công nền, Điện - Nước, Cấp thoát nước, Tin
học văn phòng, Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, May mặc thời
trang và đào tạo lái xe ô tô các hạng.
Trong những năm qua, Nhà trường đã được
Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng cục GDNN, UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH và các
sở ban ngành liên quan quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Đội
ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn. Hằng năm các chương
trình đào tạo được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực
tế sản xuất tại các doanh nghiệp.
Học sinh, sinh viên nhà trường trong quá
trình học tập được gửi đi thực tập sản xuất tại các công ty, doanh
nghiệp như: Canon, Pionier, Công ty TNHH Yazaki, Goshi, các công ty của tập đoàn lắp máy Việt Nam
(LILAMA), Công ty Thăng Tiến, Công ty cửa thép vân gỗ Thống nhất,…để
tiếp cận thực thế, rèn luyện kỹ năng mềm...Nhờ vậy, sau khi tốt
nghiệp ra trường, học sinh, sinh viên được các doanh nghiệp tiếp nhận
hài lòng, đánh giá cao.
Nhằm nắm bắt các yêu cầu và nhu cầu
số lượng tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp và để định hướng
xây dựng chương, giáo trình đào tạo, tổ chức phương thức đào tạo,
hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng; nhà trường đã có nhiều buổi làm
việc, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các công ty trong và ngoài
nước như: Luxshare-ICT, Goerteck, Em-tecch Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An,
Nakano (may mặc Nhật Bản), Tổ chức Thương mại và công nghiệp Đức tại
Việt Nam (AHK), Tập đoàn xây dựng Friedrich Duensing, Tập đoàn BiW (Đức),
các Trường đại học: Doowon, Gumi (Hàn Quốc)
Các giải pháp, đề xuất
Qua nhiều năm kinh nghiệm, từ thực trạng, bối cảnh hiện tại
của lĩnh vực GDNN, để nâng cao hiệu
quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, cung ứng cho thị trường
lao động trong và ngoài nước, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch
thực hiện Đề án số 14-ĐA/TU ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo,
phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 -
2025, định hướng đến năm 2030, Trường cao đẳng Việt Đức đưa ra các giải pháp, đề
xuất như sau:
Thứ nhất, đẩy
nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, trong đó có chất lượng giáo dục đào tạo, trọng tâm là chuyển đổi số, hiện
đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
đào tạo nghề hiện đại, cập nhật công nghệ thực tế sản xuất tại các doanh
nghiệp…
Thứ hai, là đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá
các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy
ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế…Đổi mới phương pháp giảng dạy,
tăng thời gian đào tạo thực hành gắn với sản xuất, thực tập tại các doanh nghiệp.
Thúc đẩy tinh thần tự học, học tập suốt đời, ngoài đào tạo kỹ năng tay nghề,
sinh viên cần được đào tạo và tích cực rèn luyện để có thêm các kỹ năng khác
như: Kỹ năng nghiên cứu độc lập, khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng khai thác và sử dụng công
nghệ thông tin; khả năng cập nhật kiến thức mới... để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
của doanh nghiệp, thị trường lao động.
Thứ ba, hoàn
thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, cả doanh nghiệp, người sử dụng
lao động tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng
nghề.
Thứ tư, xây
dựng các mô hình gắn kết với giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường
lao động theo từng vùng, từng địa phương phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong
đó chú trọng đối tượng đặc thù.
Thứ năm, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo
theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ
năng số, trình độ ngoại ngữ…Có chính sách phù hợp về cơ chế lương, thưởng đối với
đội ngũ nhà giáo GDNN, khuyến khích sự phát triển, cống hiến, sáng tạo, gắn bó,
đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Th.S. Nguyễn Hữu Hằng
Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Việt - Đức Nghệ An